Tin tức

Cải thiện điểm tiêu chí Lexical Resource trong IELTS Writing và IELTS Speaking

Bài viết sẽ đi vào phân tích tiêu chí Lexical Resource của cả hai kĩ năng nói và viết, từ đó đưa ra một số giải pháp để người học có thể cải thiện điểm tiêu chí này một cách hiệu quả.

Theo Band Descriptors của IELTS, bài thi WritingSpeaking đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ của người học dựa trên 4 tiêu chí. Đối với kĩ năng viết, 4 tiêu chí này lần lượt là: Task Achievement (Đáp ứng yêu cầu đề bài), Coherence and Cohesion (Sự mạch lạc và tính liên kết), Lexical Resource (Vốn từ vựng), Grammatical range and accuracy (Sự đa dạng và chính xác của ngữ pháp). Bài thi Speaking cũng đánh giá ngôn ngữ của người viết dựa trên vốn từ vựng và ngữ pháp, tuy nhiên hai yếu tố còn lại là Fluency and Coherence (Độ trôi chảy và mạch lạc), Pronunciation (Phát âm). Mỗi tiêu chí này đều chiếm 25% số điểm trong từng kĩ năng. Bài viết sẽ đi vào phân tích tiêu chí Lexical Resource của cả hai kĩ năng nói và viết, từ đó đưa ra một số giải pháp để người học có thể cải thiện điểm tiêu chí này một cách hiệu quả.

Giới thiệu chung về tiêu chí Lexical Resource

Nếu người học muốn có cái nhìn toàn diện về Band Descriptors, về cả 4 tiêu chí của hai bài thi Writing và Speaking, có thể tìm hiểu tại trang web của British Council bằng cách truy cập vào các đường link sau:

  • https://takeielts.britishcouncil.org/sites/default/files/speaking-band-descriptors_0.pdf

  • https://takeielts.britishcouncil.org/sites/default/files/ielts_task_1_writing_band_descriptors.pdf

  • https://takeielts.britishcouncil.org/sites/default/files/ielts_task_2_writing_band_descriptors.pdf

Bài viết sẽ chỉ tập chung vào tiêu chí Lexical Resource – Vốn từ vựng trong hai bài thi Speaking và Writing. Theo British Council, “This criterion focuses on the range of vocabulary a candidate uses. Generally, the wider the range of vocabulary or expression used correctly and appropriately, the better a candidate will score.” – Tiêu chí này tập trung vào phạm vi của từ vựng mà thí sinh sử dụng. Nhìn chung, phạm vi của từ vựng càng rộng hoặc cách diễn đạt càng chính xác và phù hợp với ngữ cảnh, thí sinh có thể nhận được điểm số cao hơn.

Người học có thế tham khảo Band Descriptors của tiêu chí Lexical Resource của bài thi Speaking và Writing trong bảng dưới đây:

Band

Speaking

Writing

9

• uses vocabulary with full flexibility and precision in all topics 

• uses idiomatic language naturally and accurately

• uses a wide range of vocabulary with very natural and sophisticated control of lexical features; rare minor errors occur only as ‘slips’

8

•  uses a wide vocabulary resource readily and flexibly to convey precise meaning 

• uses less common and idiomatic vocabulary skilfully, with occasional inaccuracies 

•   uses paraphrase effectively as required

•  uses a wide range of vocabulary 

• fluently and flexibly to convey precise meanings

•  skilfully uses uncommon lexical items but there may be occasional inaccuracies in word choice and collocation 

• produces rare errors in spelling and/or word formation

7

• uses vocabulary resource flexibly to discuss a variety of topics 

• uses some less common and idiomatic vocabulary and shows some awareness of style and collocation, with some inappropriate choices 

• uses paraphrase effectively

• uses a sufficient range of vocabulary to allow some flexibility and precision

• uses less common lexical items with some awareness of style and collocation 

• may produce occasional errors in word choice, spelling and/or word formation

6

•  has a wide enough vocabulary to discuss topics at length and make meaning clear in spite of inappropriacies 

• generally paraphrases successfully

•  uses an adequate range of vocabulary for the task 

•   attempts to use less common vocabulary but with some inaccuracy 

•   makes some errors in spelling and/or word formation, but they do not impede communication

5

• manages to talk about familiar and unfamiliar topics but uses vocabulary with limited flexibility 

• attempts to use paraphrase but with mixed success

• uses a limited range of vocabulary, but this is minimally adequate for the task 

• may make noticeable errors in spelling and/or word formation that may cause some difficulty for the reader

4

•  is able to talk about familiar topics but can only convey basic meaning on unfamiliar topics and makes frequent errors in word choice 

• rarely attempts paraphrase

• uses only basic vocabulary which may be used repetitively, or which may be inappropriate for the task 

•  has limited control of word formation and/or spelling 

•  errors may cause strain for the reader

3

• uses simple vocabulary to convey personal information 

• has insufficient vocabulary for less familiar topics

•  uses only a very limited range of words and expressions with very limited control of word formation and/or spelling 

•  errors may severely distort the message

2

• only produces isolated words or memorised utterances

• uses an extremely limited range of vocabulary; essentially no control of word formation and/or spelling

(Nguồn: British Council)

Nhìn chung, Band Descriptors của cả hai kĩ năng có một số đặc điểm chung như sau:

  • Band 4: Thí sinh chỉ sử dụng được những từ vựng đơn giản và thường xuyên mắc lỗi dùng từ.

  • Band 5: Thí sinh có vốn từ vựng giới hạn, sử dụng không được linh hoạt và vẫn có thể mắc nhiều lỗi dùng từ.

  • Band 6: Thí sinh có vốn từ vựng đủ để trả lời được yêu cầu đề bài, tuy có thể mắc một số lỗi dùng từ nhưng điều này không làm ảnh hưởng đến việc truyền tải nội dung.

  • Band 7: Thí sinh có vốn từ vựng linh hoạt và chính xác để trả lời yêu cầu đề bài. Đồng thời, sử dụng được những từ vựng ít phổ biến hơn, với nhận thức về ngữ cảnh và collocation – sự kết hợp từ. Tuy nhiên, trong bài nói hoặc viết vẫn có thể xuất hiện một số từ sử dụng chưa hợp lý.

  • Band 8: Thí sinh có vốn từ vựng rộng, có thể sử dụng từ vựng một cách linh hoạt và hiệu quả để truyền tải nội dung. Đồng thời sử dụng được những từ ít phổ biến hơn một cách chính xác và rất hiếm khi mắc lỗi dùng từ.

Tuy nhiên, tiêu chí Lexical Resources ở hai kĩ năng có một số điểm khác biệt như sau:

  • Ở bài thi Speaking, xuyên suốt từ band 4 đến band 8, yếu tố Paraphrase được nhắc lại nhiều lần. Vậy đây là một yếu tố quan trọng để đánh giá vốn từ vựng trong kĩ năng nói của thí sinh. Thí sinh cần Paraphrase bằng cách diễn đạt một từ, cụm từ, hoặc cả câu bằng cách sử dụng những từ ngữ khác sao cho ý nghĩa của từ hoặc câu gốc không thay đổi, hay còn gọi là diễn giải lại ý. Nếu như các thí sinh có band điểm 4 rất hiếm khi paraphrase và ở band điểm 5 có cố gắng paraphrase nhưng tỉ lệ thành công không nhiều, thì các thí sinh với band điểm 6 nhìn chung đã có thể paraphrase thành công; và từ band 7 trở đi, thí sinh được yêu cầu phải có kĩ năng paraphrase hiệu quả. Như vậy, đây là một trong những chìa khoá để thí sinh có thể đạt được điểm từ vựng cao trong bài thi IELTS Speaking.

  • Ở bài thi Writing, yếu tố “word formation and spelling” – cách hình thành từ và lỗi chính tả lại là yếu tố được nhắc đến xuyên suốt trong các band. Càng lên các band cao hơn, thí sinh càng phải trau chuốt về từ vựng, mắc ít lỗi hơn về chính tả và dạng từ (viết và sử dụng đúng dạng của một từ – danh từ, động từ, tính từ, trạng từ).

  • Và hơn nữa, với kĩ năng viết, ngay ở band 6, thí sinh đã phải có cố gắng dùng được một số từ ngữ ít phổ biến hơn (tuy vẫn có thể dùng chưa được chính xác). Còn đối với Speaking, tiêu chí này sẽ xuất hiện từ band 7.

Ngoài những điểm khác biệt này, có thể thấy để đạt được band cao trong cả hai bài thi Speaking và Writing, người học bị đòi hỏi phải sử dụng được những từ vựng “less common” – ít thông dụng hơn. Vậy những từ này là gì?

Hệ thống phân cấp từ vựng theo CEFR và mối liên hệ với việc đánh giá tiêu chí Lexical Resource trong IELTS Speaking và Writing

Giới thiệu chung về CEFR

Khung Tham chiếu Ngôn ngữ Chung Châu Âu (CEFR – Common European Framework of Reference) là một tiêu chuẩn được quốc tế công nhận để mô tả mức độ thông thạo ngôn ngữ. CEFR chia người học thành ba nhóm lớn và mỗi nhóm lớn lại chia thành hai cấp độ nhỏ hơn; mỗi cấp độ đều có miêu tả cụ thể người học cần phải đạt đến trình độ đọc, nghe, nói, viết như thế nào. Người học có thể tham khảo thêm bảng mô tả năng lực đầy đủ của từng trình độ trong CEFR trên website của COE (Council of Europe). Bài viết sẽ chỉ đề cập đến yếu tố từ vựng của từng trình độ này:

BASIC USER

(Sử dụng căn bản)

A1

Có vốn từ vựng rất căn bản, biết các cụm từ đơn giản về bản thân và các tình huống đơn giản.

A2

Sử dụng những mẫu câu đơn giản với những từ và cụm từ đã học thuộc để truyền tải nội dung với mức độ hạn chế trong các tình huống đơn giản thường ngày.

INDEPENDENT USER

(Sử dụng độc lập)

B1

Có đủ từ vựng để diễn đạt về các chủ đề thông dụng, mô tả và đưa ra được lý do một cách ngắn gọn.

B2

Có vốn từ vựng đủ để có thể mô tả rõ ràng, bày tỏ quan điểm về hầu hết các chủ đề chung, tổng quảt mà không gặp khó khăn về từ ngữ.

PROFICIENT USER

(Sử dụng thành thạo)

C1

Có vốn từ vựng tốt, cho phép để thể hiện rõ ràng ý kiến bản thân theo cách phù hợp trên một loạt các chủ đề chung, học thuật, chuyên nghiệp hoặc giải trí mà không bị hạn chế những gì muốn truyền đạt.

C2

Có vốn từ vựng rộng để thể hiện ý tưởng một cách linh hoạt chính xác, mạch lạc trong mọi chủ đề. Ngoài ra có thể phân biệt các sắc thái nghĩa của từ vựng ngay cả trong những tình huống phức tạp.

So sánh các trình độ trong Khung tham chiếu Ngôn ngữ chung Châu Âu CEFR với các band điểm của bài thi IELTS:

cai-thien-diem-tieu-chi-lexical-resource-trong-ielts-writing-va-ielts-speaking-thang-do-cefr(Nguồn: Cambrigde)

Để giúp người học hiểu được mối quan hệ giữa điểm số IELTS và sáu cấp độ CEFR, Cambridge Assessment English đã thực hiện một số nghiên cứu để so sánh thang điểm 9 cấp độ IELTS với CEFR. Như người học có thể thấy band 4.0 bắt đầu từ điểm giao nhau giữa trình độ A2 và B1. Mỗi trình độ gần như tương đương với 1 – 1.5 band điểm của IELTS. Từ band 4 – 6.5, người học được đánh giá là sử dụng Tiếng Anh trình độ trung cấp. Từ band 7 trở lên, người học có thể được đánh giá là sử dụng được thành thạo ngôn ngữ.

Mối liên hệ với việc đánh giá tiêu chí Lexical Resource trong IELTS Speaking và Writing và những hiểu lầm phổ biến:

Khi tra từ điển, người học chắc hẳn đã gặp các kí hiệu của Khung tham chiếu CEFR.

cai-thien-diem-tieu-chi-lexical-resource-trong-ielts-writing-va-ielts-speaking-tu-dien

cai-thien-diem-tieu-chi-lexical-resource-trong-ielts-writing-va-ielts-speaking-tu-dien-2(Nguồn: Cambridge Dictionary)

Như trong ví dụ, người học có thể thấy, từ “urge” được xếp vào loại C2 còn “make” được xếp vào loại A1. Các từ vựng thường được xếp loại theo Khung tham chiếu Ngôn ngữ chung Châu Âu CEFR dựa theo độ phổ biến của từ và lớp nghĩa chúng diễn đạt.

Hiểu lầm phổ biến về tiêu chí Lexical Resource trong IELTS

Tuy nhiên nếu chỉ nhìn vào hệ thống phân cấp từ vựng theo CEFR, và bảng so sánh giữa CEFR và IELTS, nhiều người học lầm tưởng rằng việc sử dụng được những từ vựng “khó”, được xếp hạng C1, C2 càng nhiều thì band điểm từ vựng sẽ càng cao. Ví dụ dùng được những từ vựng C1 thì band điểm Lexical Resource sẽ rơi vào khoảng 7.0 – 8.0. Tuy nhiên, việc người học sử dụng những từ này sẽ chỉ hiệu quả khi dùng được linh hoạt chính xác, đúng ngữ cảnh. Bởi theo như trong Band Descriptor của IELTS, ở những band điểm cao, thí sinh không chỉ bị yêu cầu sử dụng được “less common vocabulary” mà còn phải sử dụng chính xác, linh hoạt và phù hợp.

Một số người học thường có xu hướng muốn “nâng cấp” từ vựng bằng cách tra cứu những từ “thông thường” trên các từ điển đồng nghĩa như Thesaurus để tìm ra phiên bản “phức tạp” nhất của từ này và sử dụng. 

Ví dụ, một người muốn sử dụng từ “poor” để diễn tả trạng thái tài chính của gia đình mình. Người này đã lên tra từ đồng nghĩa của “poor” trên từ điển Thesaurus và tìm được từ “mediocre” được xếp hạng vào từ vựng C2. Sau đó, người này đã diễn đạt ý của mình như sau: “My family is mediocre” mà không biết rằng từ này không thể dùng được trong ngữ cảnh như vậy, dẫn đến lỗi dùng từ nghiêm trọng, có thể gây hiểu lầm cho người nghe. Bởi trong Tiếng Anh, một từ vựng có thể có rất nhiều sắc thái nghĩa. Theo từ điển Cambridge, từ “poor” vừa có nghĩa là “having little money and/or few possessions” – nghèo, có rất ít tiền bạc và của cải; vừa có nghĩa là “not good; being of a very low quality, quantity, or standard”- không tốt hay chất lượng thấp, không đủ số lượng, tiêu chuẩn. Từ “mediocre” gần nghĩa với từ “poor” ở sắc thái nghĩa thứ hai, nghĩa là “not very good, not enough”. Như vậy, người học có thế sử dụng từ “mediocre” để nói về một thứ gì đó không đủ tốt, như trong trường hợp “Parents don’t want their children going to mediocre schools” (bố mẹ không muốn con cái mình đi học ở những ngôi trường không tốt) chứ không thể sử dụng thay thế từ “poor” để nói về tình trạng nghèo.

Trong một trường hợp khác, người học có thể đã tìm được đúng sắc thái nghĩa của từ vựng, nhưng lại chưa có nhận thức về cách từ vựng này kết hợp với các từ khác trong câu để truyền đạt một ý nghĩa – collocation của từ vựng đó. Ví dụ người học muốn dùng từ vựng C2 là “confine” trong ngữ cảnh: “The COVID-19 pandemic is not confined with any group in society” (đại dịch COVID-19 không giới hạn ở một nhóm nào trong xã hội). Theo từ điển Cambridge, từ “confine” ở có thể mang nghĩa là “to exist only in a particular area or group of people”, dùng trong ngữ cảnh này là chính xác. Tuy nhiên, để biểu đạt sắc thái nghĩa đó, collocation của “confine” phải là “be confined to somewhere/something”. Người học đã sử dụng sai collocation là “confine with”, dẫn đến việc sử dụng từ “confine” không hiệu quả mặc dù đã hiểu chính xác nghĩa của từ này.

Cốt lõi của điểm Lexical Resource trong IELTS Speaking và Writing

Trong Band Descriptor của IELTS, ngoài việc sử dụng được các “uncommon vocabulary”, người học còn được yêu cầu phải sử dụng từ vựng với “precision”, “appropriacy” và “flexibility” – chính xác, phù hợp và linh hoạt. Các trường hợp thí sinh sử dụng từ vựng không chính xác (sai về mặt ý nghĩa, ngữ cảnh, collocation hay cố gắng sử dụng từ vựng một cách gượng ép, không linh hoạt) sẽ khó mang lại cho thí sinh band điểm Lexical Resource cao (từ 7.0 trở lên) trong IELTS bởi việc này sẽ khiến ngôn ngữ trở nên thiếu tự nhiên hoặc không truyền đạt được thông điệp.

Như vậy, cốt lõi của việc lựa chọn từ vựng để đạt điểm Lexical Resource cao trước hết không dựa vào việc sử dụng những từ vựng “cao cấp” hay “khó” mà đến từ việc hiểu rõ nghĩa của từ vựng và sử dụng được chúng đúng ngữ cảnh với collocation chính xác.

Một số cách để cải thiện điểm Lexical Resource trong IELTS Speaking và Writing

Hiểu rõ sắc thái nghĩa của từ vựng trước khi học và học từ vựng theo collocation và ngữ cảnh

Có thể việc học từ vựng đơn lẻ là kiểu học truyền thống mà người học thường áp dụng khi học Tiếng Anh ở trường lớp, bằng cách viết một từ Tiếng Anh và dịch nghĩa sang Tiếng Việt để học. Tuy nhiên, thói quen này lại khiến người học gặp khó khăn khi áp dụng những từ vựng đã học vào thực tế vì không biết cách sử dụng. Hơn nữa, một từ vựng đôi khi có nhiều sắc thái nghĩa khác nhau, hoặc trong mỗi cách kết hợp với từ khác lại tạo nên một ý nghĩa khác nhau. Vì vậy, việc chỉ ghi ra một từ vựng riêng lẻ với nghĩa Tiếng Việt của nó để học thuộc sẽ khiến người học có thể sử dụng sai hoặc sử dụng không hiệu quả từ vựng đó.

Ví dụ: Để học từ “popular”, một người học đã ghi ra vở nghĩa của từ này là “phổ biến”. Sau đó khi muốn miêu tả một loại dịch bênh phổ biến, người học đã sử dụng như sau: “popular disease”. Tuy nhiên về sắc thái nghĩa, ‘popular’ mang ý nghĩa tích cực. Khi nói một người, vật hay địa điểm nào đó ‘popular’ thì có nghĩa là người, vật và địa điểm đó được nhiều người ưa thích. Cách kết hợp này không đúng vì ‘disease’ là một từ mang sắc thái ý nghĩa tiêu cực, không thể ghép với từ ‘popular’ (có ý nghĩa tích cực). Trường hợp này, từ vựng cần được sử dụng là “common” cũng mang nghĩa là “thông thường, phổ biến” nhưng có sắc thái nghĩa trung tính, có thể áp dụng trong tình huống này.

Như vậy. lỗi này xuất phát từ việc người học có thói quen dịch các từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt mà không hiểu rõ sắc thái nghĩa cũng như cách sử dụng những từ vựng này trong các ngữ cảnh khác nhau. Trước hết, để hiểu rõ nghĩa của một từ, người học nên tra trực tiếp trên các công cụ từ điển Anh – Anh như Oxford và Cambridge để có thể hiểu chính xác được nghĩa của như sắc thái nghĩa và cách sử dụng của những từ ngữ này.

Một lý do nữa khiến việc học từng từ riêng lẻ không mang đến hiệu quả cho người học là bởi bộ não thường lưu những thông tin mới tiếp nhận vào trí nhớ ngắn hạn, và sau một thời gian nếu thông tin đó không có liên kết với bất gì thông tin cũ nào, nó sẽ dễ dàng bị xóa khỏi bộ nhớ hoặc người học sẽ chỉ có thể nhớ được những thông tin mơ hồ. Hậu quả là việc dùng từ sai nghĩa. Do đó, để có thể học từ vựng Tiếng Anh hiệu quả, nhất là những từ vựng khó thì người học nên học từ vựng theo collocation và ngữ cảnh. Các cụm từ và câu sẽ cung cấp cho người học nhiều thông tin hơn để người học có thể nhớ lâu và áp dụng từ vựng một cách hiệu quả, chính xác.

Ví dụ khi người học muốn học từ vựng C2 là “brink” – có nghĩa là “the point where a new or different situation is about to begin” (thời điểm mà một tình huống mới hoặc khác biệt sắp xảy ra), nên học kèm với collocation để biết cách kết hợp từ này với các cụm khác một cách hiệu quả trong việc truyền đạt ý tưởng và đặt cụm này trong ngữ cảnh cụ thể để nhớ lâu hơn.

Collocation của từ này: on the brink of (= extremely close to something)

Ngữ cảnh:

  • Scientists are on the brink of a major new discovery. 

  • Many animals are on the brink of extinction due to human activities.

Trong cả hai bài thi, chỉ sử dụng từ ngữ khi chắc chắn về nghĩa

Từ ngữ tốt nhất để sử dụng trong bài là từ ngữ mà người học hiểu rõ và có thể giúp truyền tải ý tưởng một cách rõ ràng và hiệu quả nhất. Việc cố gắng sử dụng những từ vựng khó khi không chắc chắn về nghĩa có thể dẫn đến lỗi dùng từ nghiêm trọng, hậu quả là ý tưởng của người học có thể bị hiểu nhầm, như ví dụ được đưa ra trong phần trước của bài viết.

Trong bài thi Writing, chỉ sử dụng từ ngữ khi chắc chắn về cách viết

“If you don’t know how to spell a word, you don’t really “know” the word” – Nếu bạn không biết cách đánh vần một từ thì bạn chưa thật sự biết từ đó. 

Thật vậy, trong bài thi writing, yếu tố spelling và word formation cũng đóng vai trò quan trọng trong band điểm Lexical Resource. Thí sinh chỉ nên sử dụng những từ đó khi chắc chắn về cách viết và dạng từ của nó. 

Ngoài lỗi về chính tả, lỗi về dạng từ cũng là một lỗi phổ biến mà thí sinh hay mắc phải. Ví dụ, người học có thể nhầm lẫn giữa cách viết danh từ và động từ của từ “tác động” là “affect” và “effect”. Người học chỉ nên sử dụng từ này trong bài thi khi đã chắc chắn về dạng từ:

  • “Affect” /əˈfekt/ – Động từ: to produce a change in somebody/something (tác động, làm thay đổi ai, cái gì). 

Collocation: affect somebody/something.

Ví dụ: The quality and health of the soil directly affects the quality and health of the plants.

  • “Effect” /ɪˈfekt/ – Danh từ: a change that somebody/something causes in somebody/something else; a result (sự tác động, thay đổi đến ai, cái gì đó). 

Collocation: effect on somebody/something

Ví dụ: Modern farming methods can have an adverse effect on the environment.

Tổng kết

Lexical Resource là một trong 4 tiêu chí rất quan trọng quyết định 25% số điểm hai bài thi Speaking và Writing. Thí sinh thường có một số quan niệm sai lầm về việc dùng các từ càng cao cấp thì càng được điểm Lexical Resouce cao. Tuy nhiên, chỉ khi sử dụng được những từ này một cách chính xác theo sắc thái và ngữ cảnh, để thể hiện ý tưởng linh hoạt, hiệu quả, thí sinh mới có thể cải thiện số điểm Lexical Resource của mình. Người học nên có sự lựa chọn và phương pháp học tập từ vựng hiệu quả, không nên chỉ tập trung vào việc ghi nhớ những từ vựng khó để gây ấn tượng với giám khảo.

 

(Theo tác giả Hoàng Phương Anh)